Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 16-18/52025

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Trong tinh thần "hiệp thông tham gia sứ vụ", chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa Kitô đã tiếp tục ở cùng Giáo Hội của Người cho tới tận thế (xem Mathêu 28:20), bằng cách Người đã liên tục sai đến cho riêng Giáo Hội đã được Người đích thân thiết lập trên tảng đá Phêrô (xem Mathêu 16:18-19), cũng như cho chung thế giới loài người đã được Người hiến thân cứu chuộc (xem Mathêu 20:28; Gioan 12:32), các vị Giáo hoàng là đại diện của Người trên trần gian này, để các vị, về đối nội, tiếp tục sứ vụ chăn chiên của Tông Đồ Phêrô tiên khởi (xem Gioan 21:15-17; Luca 22:32), và về đối ngoại, thực hiện sứ vụ chứng nhân của chung các tông đồ (xem Tông vụ 1:8; Gioan 21:10-11).

Hôm nay, Chúa Nhật V Phục Sinh ngày 18/5/2025, đúng 10 ngày sau được Mật nghị Hồng y chọn bầu làm Giáo hoàng, Đức tân Lêô XIV đã khai triều giáo hoàng của mình bằng một Thánh lễ, trong đó, qua bài giảng của mình, ngài đã xác nhận vai trò đối nội cũng như đối ngoại của mình nhu sau: "Hồng Y Đoàn đã tụ họp để cử hành Mật nghị. Đến từ những hành trình và câu chuyện khác nhau, chúng tôi đã phó thác ước nguyện chọn người kế vị Thánh Phêrô, Giám mục Roma, vào tay Chúa: một mục tử biết gìn giữ gia sản đức tin phong phú của Kitô giáo, đồng thời biết hướng tầm nhìn xa hơn để đáp lại những khát vọng, băn khoăn và thách đố của thời đại.

Là chi thể trong nhiệm thể Giáo Hội, chúng ta hãy hiệp nhất với đầu của chúng ta là Chúa Kitô hiện thân nơi các vị giáo hoàng được Người tuyển chọn cho từng thời điểm của lịch sử thế giới, như chính Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV đã ý thức trong bài giảng khai triều của ngài hôm nay: "Trong thời đại chúng ta, chúng ta vẫn thấy quá nhiều chia rẽ, quá nhiều vết thương gây ra bởi hận thù, bạo lực, thành kiến, sợ hãi người khác, bởi một mô hình kinh tế khai thác tài nguyên Trái đất và gạt người nghèo ra bên lề. Chúng ta muốn trở thành một chút men nhỏ bé của hiệp nhất, hiệp thông, tình huynh đệ trong khối bột ấy." Theo chiều hướng "men trong bột" này của và với Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV, chúng ta hãy tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 4 ngày qua ở những bản tin sau đây:

Giáo hoàng

Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV (18/05)

Thánh lễ khai mạc triều đại mới: Giáo hoàng Lêô XIV chỉ trích sự thái quá chủ nghĩa tư bản, kêu gọi hòa bình cho Ukraina

Giáo hoàng Leo XIV nhậm chức, kêu gọi một giáo hội cởi mở và đoàn kết

Những điểm nhấn trong lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

150.000 người dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Một số nghi thức đặc biệt trong Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice” Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê

Hình chính thức của Đức Thánh Cha Lêô XIV để in

Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV

Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Không, Giáo hoàng Leo XIV chưa từng là một nghệ sĩ nhạc jazz

Giáo hội

Vatican công bố chiếc nhẫn quyền lực của Giáo hoàng Leo XIV

ĐHY Tagle trả lời phỏng vấn về cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Lêô XIV

ĐTC Lêô XIV được mong đợi viếng thăm Cascia nhân kỷ niệm 125 năm tuyên thánh cho Thánh Rita

Các lãnh đạo tôn giáo ở Pháp: hợp pháp hóa trợ tử là sự thụt lùi về mặt đạo đức

Các Kitô hữu Syria vui mừng và thận trọng trước lệnh trừng phạt kinh tế bởi Hoa Kỳ

Ngày Năm Thánh các Huynh đoàn

Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha những ngày Tháng Năm

14.000 quân nhân hành hương viếng Đức Mẹ Lộ Đức

Sáng kiến Kinh Mân Côi dành cho Giới trẻ Tây Ban Nha năm nay sẽ cầu nguyện cho ĐTC Lêô XIV

Giới trẻ Hoa Kỳ chuẩn bị cuộc hành hương Thánh Thể

Quốc tế 
200 phái đoàn quốc tế sẽ đến Vatican dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIVIstanbul - thành phố hai lần diễn ra đàm phán giữa Nga và Ukraine

Các thành viên NATO sẵn sàng tăng đáng kể chi tiêu quân sự và an ninh

Hoa kỳ

NBC: Chính quyền Trump muốn đưa 1 triệu người Palestine từ Gaza đến Libya'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?Ông Trump tố cựu giám đốc FBI gián tiếp kêu gọi ám sát mình, Mật vụ Mỹ vào cuộcÔng Trump sa thải gần 600 nhân viên Đài VOA, nhiều nhà báo quốc...Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối caoTối Cao Pháp Viện tạm thời không cho Trump dùng Đạo Luật Kẻ Thù Ngoại Quốc để trục xuất

5 dân biểu Cộng Hòa cứng rắn chặn ‘dự luật lớn, đẹp’ của Trump

Đông Âu

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nayNga - Ukraine công bố kết quả đàm phán, đồng ý trao đổi 2.000 tù nhân 

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'Ông Zelensky kêu gọi phương Tây tăng sức ép lên Nga sau đàm phán bế tắc ở IstanbulHậu đàm phán Istanbul: Nga nói nếu Kiev không theo phương Tây, chiến sự chấm dứt từ lâu

Thủ tướng Anh cảnh báo ông Putin sẽ phải trả giá nếu đàm phán Istanbul đổ vỡ

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngày hỗn loạn khiến hòa đàm Nga - Ukraine bị trì hoãn

Trung Đông 
Israel tấn công quy mô lớn 'bắt đầu chinh phục' Dải GazaIsrael tăng cường không kích Gaza, 250 người thiệt mạng

Nhiệm kỳ 2 của TT Mỹ Donald Trump : Đã hết thời thủ tướng Israel Netanyahu « muốn gì được nấy » ?

Trump choáng ngợp trước sức giàu có của các chủ nhà Ả Rập 

Bên trong Đại Thánh đường Hồi giáo ông Trump đến thăm ở UAE

Ông Trump đòi lấy Gaza, Hamas nói không bán

Đông/Tây Á 

Donald Trump mở ra cả một đại lộ cho Trung Quốc tại Đông Nam Á

Được, mất của Ấn Độ - Pakistan sau 4 ngày giao tranh 

Việt Nam 

Đề xuất tăng phạt vi phạm giao thông, CSVN trước cơn bạo tàn

Hậu Chiến tranh Việt Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?

20 học sinh gốc Việt tốt nghiệp thủ khoa và á khoa Học Khu Garden Grove 2024-2025

Việt Nam cấp tốc phê duyệt dự án của Trump Organization tại Hưng Yên

Sáp nhập tỉnh: Hiệu quả hành chính hay toan tính chính trị?

Lương Cường: từ được ‘thế chỗ’ bất đắc dĩ, đến nguy cơ trắc trở

Cô dâu Việt bị chồng Nam Hàn tố ‘bán dâm cho 600 đàn ông’

Nhân Bản

Sai lầm thường mắc phải trong năm đầu nghỉ hưu Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’Sinh tồn 3 tuần giữa núi tuyết băng giá ở California

Bé hai tuổi sống sót sau khi rơi từ tầng 15

 Ai viết? và AI viết

Cuộc đời 'Tổng thống nghèo nhất thế giới'

Tai Họa

Nam California sắp nắng nóng dài ngày, vài nơi trên 100 độ F

Khoảnh khắc 10 tù nhân vượt ngục ở Mỹ

Cuộc khủng hoảng vô gia cư ở sân bay thủ đô Tây Ban Nha

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV (18/05)

Lúc 10 giờ sáng giờ Roma, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô tại Quảng trường thánh Phêrô cùng với khoảng 200 ngàn tín hữu. Trước khi Thánh Lễ bắt đầu khoảng 45 phút, Đức Thánh Cha đã đi vòng Quảng trường và đến cuối đường Hoà Giải để chào các tín hữu.

Vatican News

Bài giảng trong Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV

BÀI GIẢNG NHÂN DỊP BẮT ĐẦU SỨ VỤ GIÁO HOÀNG

Quý Đức Hồng Y,
anh em trong hàng Giám mục và linh mục,
các vị đại diện chính quyền và Ngoại giao đoàn,
Tôi cũng chào các tín hữu trong Ngày Năm Thánh của Các Huynh Đoàn,

Tôi chào tất cả anh chị em với tấm lòng tràn đầy biết ơn, khi bắt đầu sứ vụ mà Chúa đã trao phó cho tôi. Thánh Augustinô đã viết: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con còn khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài” (Tự Thuật, 1, 1.1).

Những ngày qua, chúng ta đã trải qua một khoảng thời gian vô cùng sâu sắc. Sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đã khiến lòng chúng ta trĩu nặng nỗi buồn. Trong những giờ phút khó khăn ấy, chúng ta cảm thấy mình như đám đông mà Tin Mừng mô tả: “họ như đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36). Thế nhưng, chính trong ngày Phục Sinh, chúng ta đã đón nhận phép lành cuối cùng của ngài. Dưới ánh sáng Phục Sinh, chúng ta bước vào giây phút này với niềm xác tín rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người, Người quy tụ họ khi họ tản mác và “chăn dắt họ như mục tử chăm sóc đàn chiên” (Gr 31,10).

Trong tinh thần đức tin ấy, Hồng Y Đoàn đã tụ họp để cử hành Mật nghị. Đến từ những hành trình và câu chuyện khác nhau, chúng tôi đã phó thác ước nguyện chọn người kế vị Thánh Phêrô, Giám mục Roma, vào tay Chúa: một mục tử biết gìn giữ gia sản đức tin phong phú của Kitô giáo, đồng thời biết hướng tầm nhìn xa hơn để đáp lại những khát vọng, băn khoăn và thách đố của thời đại. Được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, chúng tôi đã cảm nhận sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng biết hòa hợp những nhạc cụ khác nhau, để tấu lên một bản hợp ca duy nhất từ sâu thẳm tâm hồn chúng ta.

Tôi được chọn không do công trạng nào, và với tâm tình khiêm tốn, tôi đến với anh chị em như một người anh em, mong được trở nên người phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, cùng nhau bước đi trên con đường tình yêu Chúa, Đấng muốn quy tụ tất cả chúng ta thành một gia đình duy nhất.

Tình yêu và hiệp nhất: đó là hai chiều kích của sứ vụ Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô.

Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện bên bờ hồ Tibêria, nơi Chúa Giêsu khởi đầu sứ mạng Chúa Cha trao: “lưới cá” nhân loại để cứu họ khỏi vực sâu của sự dữ và sự chết. Khi đi ngang bờ hồ, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô và các môn đệ đầu tiên để họ trở thành “kẻ lưới người” như Chúa. Giờ đây, sau Phục Sinh, chính họ được trao sứ mạng này: tiếp tục thả lưới để đem hy vọng Tin Mừng vào giữa dòng đời, lênh đênh trên biển cả cuộc đời để mọi người được tìm thấy nhau trong vòng tay Thiên Chúa.

Làm sao Phêrô có thể chu toàn sứ mạng này? Tin Mừng cho chúng ta biết điều đó chỉ có thể xảy ra khi ngài đã cảm nghiệm tình yêu vô biên và vô điều kiện của Thiên Chúa, ngay cả trong giờ phút thất bại và chối từ. Vì thế, khi Chúa Giêsu hỏi Phêrô, Tin Mừng dùng động từ Hy Lạp agapao, ám chỉ tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, một sự hiến dâng không tính toán, khác với tình yêu bạn hữu mà Phêrô dùng để đáp lại.

Khi Chúa Giêsu hỏi: “Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21,16), Người muốn nói đến tình yêu của Chúa Cha. Như thể Chúa Giêsu nói với ông: chỉ khi con đã biết và cảm nghiệm tình yêu không bao giờ phai nhạt này của Thiên Chúa, con mới có thể chăn dắt chiên con của Thầy; chỉ trong tình yêu của Chúa Cha, con mới có thể yêu thương anh em mình cách trọn vẹn, thậm chí hiến mạng sống vì họ.

Vậy là Phêrô được trao sứ vụ “yêu thương nhiều hơn” và hiến mạng sống vì đoàn chiên. Sứ vụ của Phêrô được đánh dấu bằng tình yêu hiến dâng này, bởi Giáo hội Roma lãnh đạo trong đức ái, và thẩm quyền đích thực của ngài chính là đức ái của Đức Kitô. Không bao giờ là việc chiếm đoạt người khác bằng quyền lực, tuyên truyền tôn giáo hay thống trị, mà luôn luôn chỉ là yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu.

Chính Người — như Thánh Phêrô khẳng định — “là viên đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, nhưng lại trở nên viên đá góc tường” (Cv 4,11). Nếu viên đá ấy là Đức Kitô, thì Phêrô phải chăn dắt đoàn chiên mà không bao giờ sa vào cám dỗ trở thành một thủ lĩnh đơn độc hay một người đứng trên anh em, thống trị những người được trao phó (x. 1Pr 5,3). Trái lại, ngài được mời gọi phục vụ đức tin của anh em, đồng hành cùng họ: tất cả chúng ta đều được trở nên “những viên đá sống động” (1Pr 2,5), nhờ Bí tích Rửa Tội, để xây dựng ngôi nhà Thiên Chúa trong hiệp thông huynh đệ, trong sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần, trong sự đa dạng của các nền văn hóa. Như Thánh Augustinô nói: “Giáo hội gồm tất cả những ai sống hòa hợp với anh chị em mình và yêu thương tha nhân” (Bài giảng 359, 9).

Anh chị em thân mến, đây là ước nguyện lớn lao đầu tiên của tôi: một Giáo hội hiệp nhất, dấu chỉ của hiệp thông, trở nên men cho một thế giới được hòa giải.

Trong thời đại chúng ta, chúng ta vẫn thấy quá nhiều chia rẽ, quá nhiều vết thương gây ra bởi hận thù, bạo lực, thành kiến, sợ hãi người khác, bởi một mô hình kinh tế khai thác tài nguyên Trái đất và gạt người nghèo ra bên lề. Chúng ta muốn trở thành một chút men nhỏ bé của hiệp nhất, hiệp thông, tình huynh đệ trong khối bột ấy. Chúng ta muốn nói với thế giới, với sự khiêm tốn và niềm vui: hãy nhìn lên Đức Kitô! Hãy đến gần Người! Hãy đón nhận Lời Người, Lời soi sáng và an ủi! Hãy lắng nghe lời mời gọi yêu thương của Người để trở thành một gia đình duy nhất của Người: trong Đức Kitô duy nhất, chúng ta là một. Và đây là con đường chúng ta cùng nhau bước đi, không chỉ với nhau mà còn với các Giáo hội Kitô chị em, với những người thuộc các tôn giáo khác, với những ai khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, với tất cả những người thiện chí, để xây dựng một thế giới mới, nơi hòa bình ngự trị.

Đây là tinh thần truyền giáo phải thúc đẩy chúng ta, không khép kín trong nhóm nhỏ của mình hay cảm thấy mình cao trọng hơn thế giới; chúng ta được mời gọi trao tặng tình yêu Thiên Chúa cho mọi người, để đạt tới sự hiệp nhất không xóa bỏ khác biệt, nhưng trân quý hành trình cá nhân của mỗi người và văn hóa xã hội, tôn giáo của mỗi dân tộc.

Anh chị em thân mến, đây là giờ của tình yêu! Đức ái của Thiên Chúa, Đấng làm cho chúng ta trở nên anh chị em với nhau, là trái tim của Tin Mừng. Với Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, hôm nay chúng ta có thể tự hỏi: nếu tiêu chuẩn này “được áp dụng trên thế giới, có phải mọi xung đột sẽ chấm dứt và hòa bình sẽ trở lại không?” (Thông điệp Rerum novarum, 21).

Với ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy xây dựng một Giáo hội đặt nền trên tình yêu Thiên Chúa và trở thành dấu chỉ hiệp nhất, một Giáo hội truyền giáo, mở rộng vòng tay với thế giới, loan báo Lời Chúa, để lịch sử chất vấn mình, và trở thành men hòa hợp cho nhân loại.

Cùng nhau, như một dân tộc duy nhất, như anh chị em một nhà, chúng ta hãy bước đi về với Chúa và yêu thương nhau.